Bạn có biết điểm mạnh điểm yếu của bạn là gì không? Thực tế đã chứng minh được rằng, những người biết rõ được điểm mạnh, điểm yếu của mình luôn có được thành công!
Hãy cùng chúng tôi qua bài viết này biết cách xác định điểm mạnh, yếu của bản thân nhé!
Cách xác định điểm mạnh điểm yếu của bạn là gì?
Bạn thường xác định điểm mạnh của bạn là gì? Bạn sử dụng phương pháp nào để xác định được điều đó?
Các chuyên gia đã khuyên bạn trả lời câu hỏi điểm mạnh của bạn là gì bằng cách tự đặt câu hỏi. Sau đó tự đưa ra câu trả lời cho bản thân mình. Các câu hỏi bạn cần trả lời để biết được điểm mạnh điểm yếu của bạn là gì như sau:
- Bạn là ai? Bạn được sinh ra trên đời này làm gì? Bạn có sứ mệnh gì trong cuộc đời này?
- Hiện nay, bạn đang có đam mê với cái gì?
- Bạn có được những phẩm chất gì mà ở người khác khó lòng có được?
- Mọi người xung quanh thường nói về bạn như thế nào? Mọi người nói với bạn giỏi về cái gì và hiện tại bạn học môn nào giỏi nhất?
- Bạn cảm thấy bản thân mình thích thú với những công việc như thế nào?
- Những công việc nào hoàn toàn có thể thu hút được sự tập trung của bạn? Công việc bạn có thể làm việc mãi mà không thấy mệt mỏi.
Một cách khác để xác định điểm mạnh điểm yếu của bạn là gì nữa đó là viết rõ ra những gì bạn đã từng làm. Phương pháp viết nhật kí này là phương pháp cực kì hiệu quả. Bởi vì, bạn có thể thấy được những gì tuyệt vời và tích cực nhất của bạn.
Theo thời gian, bạn sẽ biết được điểm mạnh của bạn là gì và bạn nên phát huy điều gì để phát triển bản thân được tốt hơn!
Các bài trắc nghiệm để xác định điểm mạnh và yếu của bạn là gì?
Một số bài trắc nghiệm để bạn có thể xác định được điểm mạnh và yếu của bạn là gì mà bạn có thể tham khảo như:
Bài kiểm tra trắc nghiệm DISC. DISC được xem là một bài kiểm tra các hành vi, tính cách con người trong các hoàn cảnh và tình huống chính xác cụ thể nhất!. Với việc làm bài trắc nghiệm này sẽ giúp cho bạn biết được điểm mạnh và yếu của bạn là gì.
Mô tả về nhóm tích cách theo DISC như sau:
Dominance – Những người quyền lực: Đây là những người có tính sáng tạo, kiên cường, thường giỏi giang trong việc giải quyết các vấn đề. Họ thường có có hướng đề cao cảnh giác và thiếu kiên nhẫn, thích kiểm soát…
Influence – Người ảnh hưởng: Là người có sự duyên dáng, tự tin và nhiệt tình. Họ thường có cảm hứng lạc quan và có sức thuyết phục hơn rất nhiều, cảm xúc của họ luôn thân thiện và hoạt bát nhất!
Steadiness – Người trầm tĩnh: Là nhóm người tận tâm lịch sự, ngoại giao, tiêu chuẩn cao và thường có sự trưởng thành, hành động cực kì chú ý và hay nghi ngờ.
Người tuân thủ – Compliance: Hòa nhã, giỏi lắng nghe và vô cùng kiên nhẫn trong quá trình làm việc. Thích đi đây đó, chân thành và ổn định.
Bạn có thể làm qua bài trắc nghiệm tại link này: http://congcu.vita-share.com/disc
Ngoài ra, bạn có thể xác định điểm mạnh của bạn là gì thông qua bài test MBTI tại https://www.tracnghiemmbti.com/ nhé!
Làm thế nào để show điểm mạnh của bạn là gì khi đi phỏng vấn?
Làm thế nào để có thể diễn đạt và trình bày rõ ràng được điểm mạnh của bạn là gì khi đi phỏng vấn đây?
Cách tốt nhất để bạn có thể show mạnh mẽ điểm mạnh của bạn là gì khi đi phỏng vấn đó chính là hãy chuẩn bị thật tốt. Hãy chuẩn bị những câu trả lời của bạn bằng cách lập ra những phẩm chất được đề cập ở tin tuyển dụng.
Tiếp đó, hãy cố gắng đưa ra những danh sách điểm mạnh. Hay những kỹ năng hợp với trình độ học vấn, các khóa học bạn được học, các kĩ năng mà bạn có. Hãy cố gắng đưa ra một vài điểm mạnh điển hình bạn nhé!
Sau một điểm mạnh, hãy ghi ra một ví dụ cụ thể bạn đã dùng điểm mạnh đó trong học tập, làm việc. Bạn đã ứng dụng như thế nào trong công việc của bạn?
Điều này, giúp cho bản thân bạn chuẩn bị sẵn sàng không bị lúng túng khi được hỏi. Hơn nữa, còn tăng sự tin tưởng cho nhà tuyển dụng.
Chú ý tránh một số câu trả lời. Để show được những điểm mạnh của bạn là gì khi đi phỏng vấn thì nên biết một số câu trả lời cần tránh. Việc này không phải là khiêm tốn nhé!
Vì trong một số trường hợp, ứng viên nói thoải mái về thế mạnh của mình. Ứng viên nói không dứt khoát, mập mờ, không rõ ràng sẽ khiến cho các nhà ứng tuyển khó chịu.
Bạn cũng không được nói quá về điểm mạnh của mình. Hãy cố gắng tạo nên sự ấn tượng bằng cách đưa ra 1, 2 ví dụ cụ thể !
Việc biết được điểm mạnh điểm yếu của bạn là gì sẽ khiến cho bạn có được cái nhìn đúng đắn hơn trong công việc của mình. Từ đó sẽ nhanh chóng đem đến thắng lợi, thành công cho bạn trong quá trình tạo dựng sự nghiệp.
>> Trải nghiệm ngay dịch vụ headhunting có nhân sự trong vòng 7 ngày
>> Xem thêm những bài viết giúp phát triển doanh nghiệp: https://vieclamluongcao.net
Nguồn: hr.jobnow.com.vn
Ý kiến của bạn