Phỏng vấn xin việc là một sự kiện quan trọng, có ý nghĩa quyết định bạn có được đưa vào một vị trí nào đó đã ứng tuyển hay không?
Vì vậy hiểu được tâm lý của nhà tuyển dụng đó là chìa khóa để bạn có thể dễ dàng ứng biến và tạo ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng .
Hôm nay, chúng tôi sẽ chia sẻ cho bạn những cách trả lời phỏng vấn thông minh nhất giúp bạn dễ dàng vượt qua mọi cuộc phỏng vấn xin việc.
5 Tiêu chí của nhà tuyển dụng ở vòng 1 phỏng vấn xin việc
Đa phần khi bạn ứng tuyển vào công ty nào đó, bạn đều phải trải qua 2 phòng phỏng vấn. Mỗi vòng đều có những yêu cầu và mục đích khác nhau.
Ở vòng thứ nhất thường có 5 tiêu chí nhà tuyển dụng nào cũng muốn đưa ra cho ứng viên của mình.
- Xem ngoại hình phong thái có gây thiện cảm, tính cách như thế nào có giống với những gì viết trong bản hồ sơ xin việc hay không không.
- Kiểm tra độ xác thực của những thông tin viết ra trong bản CV
- Làm rõ những thông tin mà trong bản CV chưa thể hiện, hoặc thể hiện chưa rõ.
- Đánh giá sâu yếu tố về tiềm năng. Ví dụ mức độ yêu thích và tố chất bạn sở hữu. Dựa vào đó để đánh giá được bạn là người học hỏi có nhanh hay không.
- Đánh giá mức độ phù hợp của bạn với môi trường làm việc, văn hóa doanh nghiệp và mức lương mong muốn của bạn.
4 Tiêu chí của nhà tuyển dụng ở vòng 2 của buổi phỏng vấn xin việc.
Sau khi bạn vượt qua được vòng 1, bước đầu cũng tạo được thiện cảm với nhà tuyển dụng rồi và họ hẹn bạn tiếp tục phỏng vấn ở vòng thứ 2.
Để quyết định bạn có là người mà doanh nghiệp đang thực sự cần hay không họ sẽ đánh giá bạn ở vòng này theo 4 tiêu chí sau:
- Đánh giá kiến thức chuyên môn của bạn thông qua quá trình học tập cũng như làm việc của bạn.
- Xem mức độ học hỏi của bạn với vị trí công việc như thế nào. Họ không chỉ muốn dánh giá năng lực hiện tại của bạn, mà còn cả tương lai nữa . Xem bạn có muốn được đào tạo, và khi đào tạo phát triển có nhanh hay không.
- Xem mức độ phù hợp tính cách của bạn với người quản lý trực tiếp có hợp với nhau hay không. Nếu hợp thì hiệu quả trong công việc sẽ tăng lên gấp bội.
- Nhà tuyển dụng sẽ đưa ra những câu hỏi để đánh giá xem mức độ gắn bó của bạn với vị trí công việc đó. Liệu bạn sẽ gắn bó được bao lâu.
Đi phỏng vấn xin việc cần chuẩn bị gì?
Vị trí bạn đăng kí ứng tuyển là vị trí mà bạn thực sự thích và mong muốn có cơ hội ứng tuyển thành công. Vì vậy việc chuẩn bị kĩ lưỡng là điều vô cùng quan trọng giúp bạn thêm tự tin khi tham gia buổi phỏng vấn
Và lời khuyên cho bạn trước khi đi ứng tuyển là bạn phải vạch ra những điều quan trọng cần chuẩn bị.
- Đọc kĩ lại CV chuẩn bị trước những phần mà trong bản CV xin việc chưa làm rõ.
- Tìm hiểu thật kĩ về vị trí mà bạn ứng tuyển, xem mô tả về công việc ta phải làm là gì khi được nhận vào công ty.
- Chuẩn bị trang phục lịch sự để tạo thiện cảm với nhà tuyển dụng.
- Chuẩn bị trước đường đi từ nhà cho đến nơi phỏng vấn để không bị muộn từ lần gặp đầu tiên.
- In bản CV xin việc ra bản cứng để đưa nhà tuyển dụng
- Chuẩn bị sẵn những câu hỏi phỏng vấn để tránh bị động trong buổi phỏng vấn
- Đọc lại những kiến thức chuyên môn thật kĩ, và rà soát 1 lượt những kĩ năng thực tế, những kiến thức chuyên môn bạn đã học được qua quá trình làm việc.
- Tìm hiểu những vấn đề mà vị trí của bạn ứng tuyển đang gặp phải, đưa ra 1 số hướng giải quyết thì đó là 1 lợi thế của bạn đấy.
- Và cuối cùng chuẩn bị và tìm hiểu rõ lộ trình phát triển năng lực mà bạn muốn khi làm vị trí đấy. Khi đạt được mục tiêu rồi thì bạn muốn tiến xa đến vị trí nào.
Mục đích và cách trả lời ấn tượng trong buổi phỏng vấn xin việc
1. Trả lời câu hỏi giới thiệu bản thân
Câu hỏi giới thiệu bản thân thì mọi buổi phỏng vấn đều xuất hiện. Các bạn tưởng chừng nó chỉ là câu hỏi xã giao thôi, nhưng ở câu này nhà tuyển dụng có rất nhiều mục đích và kì vọng ở ứng viên.
- Họ muốn ứng viên trình bày những điểm chính trong bản hồ sơ, thông qua trình bày bạn thể hiện được giọng nói, thần thái. Thông qua đó họ đánh giá được những gì bạn viết trong bản hồ sơ xin việc có đúng không, hay chỉ là chém gió.
- Cách giới thiệu bản thân của bạn bằng hành động, cử chỉ , giọng nói nhanh hay chậm thái độ có trân thành hay không. Đó là điều mà nhà tuyển dụng muốn thấy.
- Qua việc tự giới thiệu bản thân nhà tuyển dụng muốn thấy bạn có tạo khác biệt với ứng viên khác hay không.
Bài giới thiệu bản thân khi phỏng vấn hay gồm các bước
Bước 1 : Bạn có thể giới thiệu ngắn gọn vê bản thân:
Ví dụ : Tôi tên là Hoàng Đức Trung. Tôi tốt nghiệp cử nhân Marketing tại Học Viện Tài Chính. Sau 3 năm làm Trưởng phòng Marketing, tôi tích lũy được nhiều kinh nghiệm, từ lên chiến dịch sử dụng các kênh truyền thông hiệu quả, thúc đẩy team hoàn thành công việc của công ty giao.
Bước 2 :Chia sẻ kinh nghiệm bạn có được ở công việc gần đây nhất
Ví dụ : Tôi đã từng làm ở Công ty ABC. Với kinh nghiệm tích lũy được từ nhiều khóa đào tạo chuyên sâu về marketing. Sau 6 tháng triển khai theo chiến dịch doanh thu của công ty đã tăng 35%.
Bước 3: Trình bày những tố chất có thể đáp ứng được yêu cầu của công ty
Bạn đừng mong rằng nhà tuyển dụng sẽ cố gắng tìm hiểu xem bạn có những tố chất gì phù hợp với công ty họ.
Do đó việc bạn cần làm đó là bộc lộ cho họ thấy những tố chất bạn có là điều mà công ty đang mong đợi ở ứng viên .
Bước 4: Phỏng vấn nhà tuyển dụng
Việc đặt lại câu hỏi ngược lại nhà tuyển dụng 1 cách thông minh, không chỉ giúp bạn có thêm thông tin hiểu biêt về công ty bạn đang ứng tuyển.
Mà còn nhận được sự “Vị nể” của nhà tuyển dụng. Từ đó giúp bạn nâng cao vị thế bản thân trong mắt nhà tuyên dụng.
2. Trả lời câu hỏi mục tiêu nghề nghiệp của bạn
Với những câu hỏi về mục tiêu nghề nghiệp mục đích của nhà tuyển dụng là :
- Đánh giá định hướng nghề nghệp của bạn khi được nhận vào công ty
- Khả năng bạn liệu có gắn bó lâu dài với công ty hay không
- Và định hướng nghề nghiệp của bạn có phù hợp với định hướng phát triển của công ty hay không. Từ đó đánh giá được bạn có là ứng viên tiềm năng hay không
Cách trả lời: câu hỏi mục tiêu nghề nghiệp trong buổi phỏng vấn
- Trả lời theo cấp độ của mục tiêu nghề nghiệp
– Chưa chắc chắn về mục tiêu của mình: Hiện tại tôi đang tập trung vào nhiệm vụ và mục tiêu của công ty nên tôi chưa có mục tiêu dài hạn cho riêng mình.
– Mục tiêu trước mắt: Tôi muốn tìm được công việc phù hợp và có thể đi làm ngay.
– Ngắn hạn (1 – 2 năm): Tôi sẽ học lấy bằng BMA hoặc một loại bằng nào đấy…
– Trung hạn (3 – 5 năm tới): Trở thành trưởng phòng / trưởng nhóm hoặc chuyên gia trong lĩnh vực đang làm.
– Dài hạn (5 – 10 năm tới): Trở thành giám đốc kinh doanh khu vực trong 2 năm tới và bạn muốn trở thành giám đốc kinh doanh vùng trong 5 năm tiếp theo.
3. Tại sao bạn muốn ứng tuyển vào vị trí này?
Mục đích của nhà tuyển dụng khi hỏi “tại sao bạn muốn ứng tuyển tuyển vị trí này” là.
- Thứ nhất họ muốn xem mục đích thực sự bạn ứng tuyển vào vị trí này là gì , có rất nhiều mục đích khác nhau có thể là chỉ để so sánh với các công ty khác xem môi trường có tốt hơn không, hoặc chỉ để rèn luyện khả năng trả lời phỏng vấn.
- Thứ 2 : Xem mức độ quan tâm của bạn tới vị trí ứng tuyển như thế nào
Cách trả lời: câu hỏi tại sao bạn muốn ứng tuyển vào công ty?
• Công việc này là một thách thức mới và là kinh nghiệm quý giá để giúp tôi phát triển
• Tôi được biết rằng công ty có chính sách tốt về đào tạo và phát triển. Đây thực sự là cơ hội tốt cho tôi để phát triển sự nghiệp.
• Đây là một lĩnh vực mới tại Việt Nam. Tôi đã có kiến thức và kinh nghiệm về ngành này, và mong muốn được trở thành một chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực này. Vì vậy, tôi mong muốn có được cơ hội để phát nghề nghiệp tại đây.
4. Câu hỏi : Đánh giá mức độ yêu thích
Mục đích của Nhà tuyển dụng khi đưa ra những câu hỏi đánh giá mức độ yêu thích của ứng viên, là để đánh giá xem liệu các bạn có hứng thú với công việc này hay không?
Vì mức độ hứng thú ảnh hưởng đến việc học hỏi và phát triển kĩ năng liên quan tới vị trí công việc của bạn. Nếu các bạn đi làm vì động cơ khác như tiền, do người khác khuyên bảo… Thì mức độ tiếp thu kiến thức, cũng như học hỏi của bạn sẽ yếu hơn rất nhiều so với những bạn đi làm vì thực sự yêu thích công việc này.
Ví Dụ :
+ Em có thực sự thích công việc này hay không?
+ Cơ duyên nào khiến em theo đuổi công việc này?
+ Em nghĩ rằng liệu mình có theo đuổi công việc này lâu dài không?
5. Trả lời câu hỏi mức lương mong muốn của bạn là bao nhiêu
Mục đích : nhà tuyển dụng khi đưa ra câu hỏi về mức lương mong muốn
+ Mức thu nhập mong muốn của bạn với mức mà công ty có thể chi trả có khớp với nhau hay không.
+ Để xem bạn có đủ tự tin tạo giá trị cho công ty cũng như đề bạt một mức lương xứng đáng với giá trị mình tạo ra hay sẽ ngoan ngoãn chấp nhận bất cứ mức lương nào mà nhà tuyển dụng đưa ra.
Cách trả lời: mức lương mong muốn
Khi nhà tuyển dụng đề cập đến mức lương mong muốn bạn không nên vội trả lời ngay mà hãy suy nghĩ một cách cẩn thận trước khi trả lời nếu không bạn sẽ mắc phải những vấn đề sau.
- Vấn đề 1: Ban đầu, các công ty đưa ra câu hỏi này chỉ để thăm dò chứ không thực sự muốn bạn làm việc cho họ. Họ vẫn đang cảm thấy bạn chưa đủ “chuẩn” và thực hiện so sánh giữa bạn và các ứng cử viên khác. Bạn sẽ có đòn bẩy tốt hơn để đàm phán sau này nếu bạn tránh nêu ra một con số cụ thể quá sớm.
- Vấn đề 2: Bạn có thể bị cám dỗ để tự hạ giá của bản thân khi các doanh nghiệp liên tục ra một con số thấp hơn kì vọng. Việc dễ dàng thay đổi lương của mình có thể làm cho doanh nghiệp xa lánh vì họ cảm thấy bạn không kiên quyết và bạn sẽ nhảy việc khi có một yêu cầu tốt hơn
- Vấn đề 3: Một con số quá cao có thể làm cho bạn mất đi cơ hội tạo ấn tượng tốt với họ. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc bạn sẽ bị loại ngay từ vòng “gửi xe”.
- Vấn đề 4: Một số quá thấp lại làm bạn cảm thấy không hài lòng với công việc. Không hài lòng tại sao vẫn làm? Điều này nghe có vẻ buồn cười nhưng lại là thực trạng của sinh viên mới ra trường chỉ mong có một công việc để làm trong thời buổi kinh tế khó khăn
>> Xem ngay Cách đàm phán lương cho sinh viên mới ra trường
6. Câu hỏi đánh giá kiến thức và kĩ năng
– Phần quan trọng để đánh giá năng lực của 1 ứng viên là phần phỏng vấn để đánh giá kĩ năng của ứng viên ứng viên đã sở hữu những kĩ năng chuyên môn nghiệp vụ gì.
Kĩ năng mềm tốt không , kĩ năng tin học ngoại ngữ ra sao ,đây là phần phỏng vấn rất sâu liên quan đến kinh nghiệm làm việc của ứng viên.
Có 3 yêu cầu cần mô tả :
- Phương pháp cách thức bạn thực hiện công việc đó
- Trải nghiệm thực tế và kết quả bạn tạo ra khi thực hiện công việc như thế nào
- Ai là người đánh giá rút kinh nghiệm công việc bạn đã làm việc đánh giá như vậy sẽ đạt đc kết quả như nào , kết qủa công việc cuối cùng khi bạn thực hiện chuyên môn đó ra sao .
Câu hỏi kết thúc buổi phỏng vấn xin việc
Sau Cuộc buổi phỏng vấn cả 2 bên đều trao đổi rất tích cực. Vậy bạn đã biết nên làm gì sau khi buổi phỏng vấn kết thúc?
Việc tiếp theo ta nên làm những việc sau trước khi ra về ta nên cảm ơn và xin contact của người trực tiếp phỏng vấn sdt và email để
- Thứ nhất : Bạn có thể hỏi kết quả phỏng vấn của ta như thế nào nếu ta đợi quá lâu.
- Thứ 2: Giả sử trong buổi phỏng vấn bạn thấy mình chưa thể hiện hết năng lực của mình bạn có thể gửi email thêm để giải thích hoặc cung tấp thêm thông tin cho những người làm tuyển dụng biết, biết đâu họ có thể cân nhắc 1 vấn đề nào đấy.
Trên đây là tổng hợp tất cả những bí quyết giúp bạn thành công trong mọi cuộc phỏng vấn xin việc mà chúng tôi muốn chia sẻ cho các bạn để giúp các bạn phát triển bản thân thật tốt
Chúc các bạn thành công!!
Nguồn: www.jobnow.com.vn
Ý kiến của bạn