Mỗi nhà lãnh đạo đều có những chuyên môn và kỹ năng riêng để đưa công ty của mình phát triển. Họ có phong cách riêng biệt để thể hiện được tầm nhìn của bạn thân. Nhưng người lãnh đạo thành công nhất là người quản lý nhân viên tốt nhất. Bạn có bao giờ băn khoăn làm thế nào để quản lý hiệu quả nguồn nhân lực của mình không? Bài viết này sẽ nêu ra một số cách quản lý nhân viên cấp dưới hiệu quả nhất.
Cùng chúng tôi tìm hiểu kinh nghiệm quản lý nhân viên hiệu quả nhất
Những cách quản lý nhân viên cấp dưới hiệu quả nhất
1.Phát triển kỹ năng làm việc nhóm cho nhân viên
Khi xây dựng nên nhóm làm việc, bạn sẽ thấy hiệu quả công việc được đẩy lên cao hơn. Đồng thời cũng xem xét được ai tâm huyết với công việc, ai hay đùn đẩy trách nhiệm. Nhân viên sẽ làm việc hiệu quả hơn nhờ quá trình tìm hiểu, hiểu rõ đồng nghiệp của mình.
Năng suất làm việc sẽ cao hơn khi làm việc độc lập. Sau quá trình làm việc nhóm, nhân viên sẽ có sự tương tác ăn ý với nhau hơn. Có nhiều sự sáng tạo, ý kiến đồng nhất hơn. Nhờ đó, công việc sau này sẽ được thực hiện dễ dàng hơn rất nhiều. Đây là cách quản lý nhân viên hiệu quả nhất.
2.Xây dựng môi trường làm việc hiệu quả, lành mạnh
Môi trường làm việc cũng rất ảnh hưởng đến cách quản lý nhân viên cấp dưới. Bạn sẽ không thể quản lý nổi nhân viên nếu như môi trường làm việc vô tổ chức, không có văn hóa. Bạn phải để ra mục tiêu chung, đảm bảo sự phát triển của doanh nghiệp rồi đến những mục tiêu cá nhân mà mỗi nhân viên cần có được.
Đừng đặt quá nặng áp lực cho nhân viên của bạn. Như vậy, nhân viên sẽ chỉ cảm thấy công việc đè nặng, khi quá mệt mỏi họ sẽ buông bỏ. Công việc vì thế sẽ không đạt được doanh thu tối đa. Ngoài làm việc, hãy tạo những chuyến dã ngoại hoặc cuộc chơi ngoài giờ làm. Như vậy mọi người sẽ có thời gian nghỉ ngơi. Đồng thời bạn cũng trở nên gần gũi với nhân viên hơn.
>>Đọc thêm những bí quyết giúp quản trị nhân sự hiệu quả tại: www.vieclamluongcao.net
3.Hỗ trợ nhân viên phát triển bản thân
Không phải chỉ một mình lãnh đạo chú ý đến việc phát triển. Kinh nghiệm quản lý nhân viên hiệu quả nhất chính là bạn giúp họ cùng phát triển bản thân. Chỉ có việc phát triển bản thân tốt thì họ mới làm tốt được công việc. Hãy tạo ra những buổi training hiệu quả, để nhân viên của bạn có kỹ năng chuyên môn thật tốt. Khi đó bạn sẽ có một đội ngũ chuyên nghiệp nhất mà không phải ai cũng có được.
4.Tạo trách nhiệm cho nhân viên
Hãy đặt tư tưởng “nói được làm được” cho nhân viên ngay từ khi họ bước vào công ty. Con người muốn thành công được thì phải cần có trách nhiệm cao. Trách nhiệm sẽ thúc giục bạn làm tốt việc bạn được giao. Cách quản lý nhân viên cấp dưới này được rất nhiều người áp dụng. Tạo cho nhân viên thói quen chuẩn bị kỹ lưỡng, theo đuổi dự án đến cùng. Dần dần nhân viên của bạn sẽ biết tự lập kế hoạch và hoàn thành tốt nó. Họ sẽ tự họp lại với nhau đề ra phương án phát triển, hướng giải quyết rủi ro, phương án dự phòng mà không cần đến sự đốc thúc của bạn.
5.Kiểm soát khích lệ nhân viên
Muốn quản lý nhân viên tốt bạn phải thường xuyên có hành động theo dõi kiểm soát họ. Theo dõi từng bước tiến trong kế hoạch được triển khai. Chỉ khi kiểm soát chặt chẽ hoạt động làm việc của nhân viên, bạn mới nắm rõ được tiến độ công việc. Từ đó có thể biết lỗ hổng của kế hoạch là gì. Nhờ đó sẽ có những phương pháp khắc phục kịp thời để công việc được thực hiện tốt nhất. Đẩy doanh thu công ty đến mức cao tối đa
Kiểm soát, theo dõi công việc bạn sẽ đưa ra được những lời khuyên kịp thời cho nhân viên của mình. Lời khích lệ đúng thời điểm sẽ giúp nhân viên lấy lại tinh thần làm việc cực kì tốt. Nó sẽ đem lại rất nhiều giá trị tốt cho công ty và lãnh đạo.
6.Xác định rõ mục tiêu cho nhân viên
Công việc được làm tốt nhất khi bạn xác định được rõ mục tiêu cho nhân viên. Hướng đi của nhân viên có đúng không phụ thuộc rất lớn vào bạn. Đặt ra mục tiêu cho nhân viên là một cách quản lý nhân viên cấp dưới rất hiệu quả. Việc nhân viên và lãnh đạo cùng đồng nhất hướng tới một mục tiêu sẽ đẩy nhanh hiệu quả công việc nhất. Mục tiêu không rõ ràng sẽ dẫn đến việc lãng phí nguồn nhân lực, gây mất thời gian cho kế hoạch phát triển công ty.
7.Tạo ra văn hóa giao tiếp, chia sẻ trong doanh nghiệp
Chỉ có thấu hiểu nhau mọi người mới có thể cùng nhau làm việc tốt nhất. Sự chia sẻ giữa lãnh đạo và nhân viên giúp quyền lợi được cân bằng nhất có thể. Đồng thời sẽ nâng cao sự tin tưởng, tôn trọng của nhân viên dành cho cấp trên. Nếu họ đã tôn trọng và tin tưởng họ sẽ cống hiến hết sức mình cho công việc được giao. Giao tiếp sẽ đẩy gần khoảng cách giữa lãnh đạo và cấp dưới, tạo ra sự cân bằng minh bạch trong công việc.
Mong rằng các cách quản lý nhân viên cấp dưới của chúng tôi sẽ giúp ích được cho bạn. Hãy trở thành nhà lãnh đạo tài ba chuyên nghiệp và khéo léo trong công việc. Chúc các bạn thành công!
Nguồn: jobnow.com.vn
Ý kiến của bạn